HÀ NỘI GHI NHẬN 2 CA MẮC LIÊN CẦU KHUẨN LỢN. NGƯỜI DÂN NÊU CAO TINH THẦN “PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH”

01:02 17/03/2023

Từ đầu năm 2023 tới nay, trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện 2 ca mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn trên người, ngành y tế Thủ đô vừa ra công văn yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh.

Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc liên cầu khuẩn lợn

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, TP đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn. Đây là trường hợp thứ 2 mắc liên cầu khuẩn lợn được ghi nhận trên địa bàn TP từ đầu năm đến nay.

Đó là nam bệnh nhân 51 tuổi (Đông Yên, huyện Quốc Oai). Người nhà cho biết, sau khi sốt cao, đau đầu, mỏi người, ông tự điều trị tại nhà không đỡ. Sau đó, tình trạng đau đầu nặng lên kèm theo ý thức lơ mơ, kích thích, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Quân y 103.

Trước đó, ngày 2/3, Hà Nội cũng ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán lòng lợn, tiết canh, bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh này tại Hà Nội trong năm nay.

Hà Nội ghi nhận 2 ca nhiễm
Nhãn

Tìm hiểu về liên cầu khuẩn lợn

Liên cầu khuẩn lợn là gì?

Liên cầu khuẩn lợn (tên tiếng anh: Streptococcus suis) là một loại  vi khuẩn gram dương, hình hạt đậu. Liên cầu khuẩn lợn có khả năng lây truyền từ lợn sang người. Đôi khi nó cũng được tìm thấy ở gia súc, lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim.

Liên cầu khuẩn lợn lây nhiễm như thế nào?

Liên cầu khuẩn lây truyền từ ​​lợn sang người là qua da bị rách khi chăm sóc lợn mắc bệnh hoặc xử lý thịt lợn mắc bệnh.

Chưa có bằng chứng lây truyền liên cầu khuẩn lợn từ người sang người. Các đường lây truyền khác từ lợn sang người bao gồm qua giọt bắn đường hô hấp và xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh Liên cầu lợn là do liên cầu khuẩn S.suis. Dựa vào đặc điểm ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 typ huyết thanh, trong đó, S.suis type II thường gây bệnh ở người. S. suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim nhưng những loài động vật này chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm. 

Bên cạnh đó, phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp do đó bệnh cũng có thể lây truyền qua các động vật khác như ruồi, gián, chuột.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh Liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn. Người mắc bệnh có các biểu hiện lâm sàng như: Sốt cao, nôn, đau mỏi khắp người, trên da có xuất huyết nhiều mảng màu thâm đen. 

Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: Sốt, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiện của viêm màng não. 

Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời người bệnh sẽ nặng hơn kèm các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong

Người dân nên đề cao tinh thần “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Trước thông báo khẩn của CCD Hà Nội, người dân nên nêu cao tinh thần “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

  • Không nên ăn tiết canh, thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn
  • Rửa kỹ tay, cánh tay và các bộ phận cơ thể sau mỗi lần tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn.
  • Che vết thương hở bằng băng không thấm nước.
  • Đeo găng tay khi thích hợp.
  • Không để thịt lợn chưa nấu chín gần các thực phẩm đã nấu chín khác.
  • Tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ kịp thời trong trường hợp bị sốt sau khi tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân xung quanh, thường xuyên cập nhật tin tức để có những biện pháp phòng chống hiệu quả.

Thong ke